jump over navigation bar
Embassy SealBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Đại sứ quán Hoa Kỳ - Hanoi, Vietnam flag graphic
Visa vào Mỹ
 
  Phòng Lãnh sự Visa Hoa Kỳ không định cư Visa định cư Các ngày nghỉ của Mỹ và Việt Nam

Phòng Lãnh sự

Cơ quan nhập cư và quốc tịch Hoa Kỳ (USCIS) áp dụng yêu cầu làm xét nghiệm DNA trong việc xin con nuôi ở Việt Nam: Các câu hỏi và trả lời

Q: Mục đích của yêu cầu làm xét nghiệm DNA là gì?

A: USCIS đang tiến hành bước đi này để trả lời những thắc mắc trong quá trình cho nhận con nuôi ở Việt Nam và để đảm bảo rằng tất cả những trường hợp trẻ bị bỏ rơi (theo điều 8 CFR 204.3(b)) mà cha mẹ đẻ được xác định là đúng. Kết quả xét nghiệm DNA sẽ trả lời là trẻ có đúng là con của cha mẹ đẻ, người đồng ý cho con đi làm con nuôi người nước ngoài.

USCIS hy vọng rằng xét nghiệm DNA sẽ giúp cho việc khẳng định thân phận bị bỏ rơi của trẻ và cũng làm cho quá trình xét duyệt hồ sơ mà cha mẹ đẻ đã được xác định được nhanh chóng hơn. Trong trường hợp cha mẹ đẻ của trẻ không được xác định sẽ cần một quá trình điều tra lâu hơn.  USCIS dự đoán rằng kết quả DNA sẽ được các phòng thí nghiệm Hoa Kỳ gửi về trong vòng 5 tuần lễ sau khi trẻ và cha mẹ đẻ đã được các thầy thuốc lấy mẫu gen để xét nghiệm. 

Q: Những trường hợp nào được yêu cầu làm DNA?

A: Tất cả những trường hợp cha mẹ đẻ của trẻ đã được xác định sẽ được yêu cầu làm DNA. Yêu cầu này áp dụng chung cho tất cả các trường hợp trẻ bị bỏ rơi (được nêu dưới đây), và tất cả các trường hợp trẻ được cha hoặc mẹ (độc thân hoặc vợ hoặc chồng đã chết) cho đi lam con nuôi.

Bỏ rơi có nghĩa là cha mẹ đẻ đã từ bỏ hoàn toàn quyền, nghĩa vụ và đòi hỏi cũng như quyền quản lý và quyết định của mình đối với trẻ, và không có ý định chuyển hoặc  chuyển quyền này cho một hoặc nhiều người cụ thể. Bỏ rơi phải bao gồm không chỉ ý định từ bỏ quyền, nghĩa vụ và đòi hỏi cũng như quyền quản lý và quyết định của mình đối với trẻ mà còn bao gồm hành động từ bỏ quyền, nghĩa vụ và đòi hỏi cũng như quyền quản lý và quyết định của mình đối với trẻ.  Đứa trẻ bị từ bỏ vô điều kiện và được gửi vào trại trẻ mồ côi sẽ được coi là trẻ mồ côi theo luật pháp Hoa Kỳ.

Từ bỏ, về bản chất có nghĩa là cha mẹ đẻ từ bỏ quyền giám hộ đối với trẻ và trao quyền cho người thứ 3. Một trường hợp bị từ bỏ cũng có thể coi là một kiểu trường hợp bị bỏ rơi. Chỉ có một số kiểu trường hợp bị từ bỏ là bỏ rơi theo luật nhập cư của Hoa Kỳ. Xem điều 8 CFR 204.3 (b).

Q: Có phải tất cả các trường hợp bị bỏ rơi (như đã nêu trên) đều được yêu cầu làm DNA, thậm chí đối với cả trẻ đã ở trong trại mồ côi từ lâu hoặc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt?

A: Không. USCIS sẽ quyết định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, trong trường hơp không thể tìm ra cha mẹ đẻ của trẻ vì hoàn cảnh bỏ rơi hoặc từ bỏ đặc biệt.

Q: Quy định mới này có áp dụng cho những trường hợp trẻ mồ côi do cha mẹ đẻ bị chết hoặc mất tích hoặc bị chia rẽ hay bị lạc cha mẹ?

A: Không, không áp dụng cho những trường hợp này.  Trong trường hợp cha mẹ đẻ không được xác định thì xét nghiệm DNA không thể thực hiện được.

Q: Những trường hợp nào bị ảnh hưởng?

A: Những trường hợp bị ảnh hưởng bởi quy định này là trường hợp cha mẹ đẻ của trẻ đã được xác định và tìm ra. Yêu cầu làm xét nghiệm DNA sẽ ảnh hưởng đến việc nộp đơn I-600 mới và trong một vài trường hợp ảnh hưởng đến cả những hồ sơ đã nộp mà chưa được duyệt.  Các hồ sơ được “duyệt trước” mà cha mẹ nuôi đã được thông báo là trẻ đủ điều kiện theo luật Hoa Kỳ sẽ không bị yêu cầu làm DNA.

Q: Nếu trẻ có cả cha và mẹ thì có cần yêu cầu cả hai người làm xét nghiệm không?

A: Nếu cha mẹ đẻ của trẻ có hôn thú và đồng ý cho con làm con nuôi thì cả hai đều được yêu cầu làm DNA.

Q: Giá làm xét nghiệm DNA là bao nhiêu?

A: Phòng xét nghiệm nơi làm xét nghiệm và tổ chức con nuôi của ban sẽ là nơi báo giá.  Thông tin thêm về thủ tục làm xét nghiệm sẽ được văn phòng USCIS tại thành phố Hồ Chí Minh gửi đến cho bạn.

Q: Yêu cầu mới này sẽ làm cho quá trình dài thêm bao lâu?

A: USCIS cho rằng việc thử DNA sẽ làm suôn sẻ một cách đáng kể việc giải quyết các trường hợp trong đó một cha mẹ đẻ đã được nhận diện.  Văn phòng Cơ quan nhập cư và quốc tịch Hoa Kỳ dự đoán rằng, trừ những sự chậm trễ không lường trước được, kết quả DNA sẽ được các phòng thí nghiệm Hoa Kỳ gửi về trong vòng 5 tuần lễ sau khi trẻ và cha mẹ đẻ đã được các thầy thuốc lấy mẫu gen để xét nghiệm.  Xin nhớ rằng đây không phải là thêm 5 tuần mà đây sẽ hầu như là để thay thế sự cần thiết phải tiến hành thời gian điều tra rất lâu khi mà cha mẹ đẻ không được xác định.

Q: Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả DNA không trùng khớp?

A: Nếu kết quả DNA không trùng khớp, USCIS sẽ không thể chấp thuận đơn I-600.

Q: Những vấn đề nào ở Việt Nam đã thúc đẩy USCIS thi hành chính sách này?

A: Chính phủ Hoa Kỳ đã có những mối quan ngại về những việc không theo đúng quy định trong những cách thức đã được sử dụng để xác định những trẻ em cho làm con nuôi ở Việt Nam.  Thêm vào đó, những cuộc điều tra gần đây đã cho thấy rằng các giấy tờ hồ sơ dân sự Việt Nam là không đáng tin cậy.  Hơn thế nữa, các quan chức Việt Nam ở một số tỉnh đã can thiệp vào khả năng tiến hành việc thẩm tra độc lập ở các địa phương của chính phủ Hoa Kỳ về tình trạng của các trẻ em đã được nhận diện trong đơn I-600.

Q:  Thế nào là thẩm tra tại chỗ và mục đích của nó là gì?

A: Điều 8 CFR 204.3(k) yêu cầu việc xác nhận đơn I-604 phải được tiến hành trong mọi trường hợp trẻ mồ côi.  Yêu cầu này không thể bỏ qua.  Việc xác nhận đơn I-604 có thể bao gồm việc kiểm tra giấy tờ, kiểm tra bằng điện thoại, và các cuộc phỏng vấn với cha mẹ đẻ.  Dù sao, nều sự thật về một trường hợp cho thấy việc không theo đúng quy định hoặc những hoàn cảnh đáng ngờ từ phía trại trẻ mồ côi, tỉnh hoặc tổ chức, Văn phòng USCIS có thể quyết định rằng cần thiết phải thẩm tra tại địa phương.  Khi việc thẩm tra tại chỗ được tiến hành, nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh phỏng vấn nhân chứng, xác nhận giấy tờ với các quan chức chính phủ, và thường xuyên đi đến các địa điểm khác nhau để khẳng định sự thật và bằng chứng đã được cung cấp về tình trạng của trẻ là một trẻ mồ côi, theo đúng luật của Hoa Kỳ.

Q:  Nếu Hoa Kỳ thấy có vấn đề trong quá trình xin con nuôi Việt Nam, tại sao họ vẫn tiếp tục giải quyết các trường hợp xin con nuôi?

A: Tình hình ở Việt Nam đôi khi khó có thể xác minh rằng một trẻ em có đủ tiêu chuẩn là “trẻ mồ côi” như định nghĩa trong luật định cư của Hoa Kỳ.  Nếu tình trạng của một trẻ em là trẻ mồ côi có thể xác minh, dù sao, đó là điều thích hợp để trường hợp này có thể được tiếp tục.  Văn phòng Cơ quan nhập cư và quốc tịch Hoa Kỳ đã tìm cách để cải thiện khả năng xác minh tình trạng của trẻ.  Thí dụ, vào năm 2007, USCIS đã bắt đầu chương trình “sáng kiến Việt Nam” cho các cha mẹ nuôi tương lai muốn xin con nuôi ở Việt Nam.  Theo chương trình Sáng kiến Việt Nam, cha mẹ nuôi tương lai phải nộp đơn I-600 trực tiếp với USCIS ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi sang Việt Nam.  Điều này tạo điều kiện cho các quan chức của USCIS hoặc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác minh xem một trẻ em đã được nhận diện trong đơn có đủ tiêu chuẩn là một trẻ mồ côi không trước khi trẻ em đó được giao cho cha mẹ nuôi chăm sóc.  Thêm vào đó, USCIS và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tham gia vào một chuỗi các cuộc thảo luận chính thức để nêu ra những mối quan tâm về sự toàn vẹn của con nuôi ngoài nước của Việt Nam.  Cuối cùng, chính sách mới này về việc xét nghiệm DNA của cha mẹ đẻ Việt Nam sẽ cũng cải thiện khả năng của USCIS trong việc xác minh rằng một trẻ em là một trẻ mồ côi.

Q: Sáng kiến Việt Nam là gì?

A:  Theo sáng kiến này, USCIS sẽ chỉ nhận đơn I-600 qua đường thư tại thành phố Hồ Chí Minh (hoặc nếu đã nộp cho một Văn phòng Cơ quan nhập cư và quốc tịch Hoa Kỳ tại một địa phương, văn phòng này sẽ chuyển tiếp đơn I-600 đến thành phố Hồ Chí Minh).  ĐỀ NGHỊ LUU Ý:  việc nộp đơn bằng cách mang đến sẽ không được chấp nhận ở thành phố Hồ Chí Minh; và sự có mặt của các cha mẹ nuôi tương lai ở Việt Nam sẽ không mang lại kết quả trong việc thúc đẩy nhanh hơn quá trình xét đơn I-600.

lên đầu trang ^

Công cụ:

Printer_icon.gif In trang này



 

    Trang Web này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý.
    Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung và tính bảo mật thông tin của các trang Web khác được liên kết đến.


Đại sứ quán Hoa Kỳ