jump over navigation bar
Embassy SealBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Đại sứ quán Hoa Kỳ - Hanoi, Vietnam flag graphic
 
Thông tin cập nhật
 
  Các dịch vụ của IRC Dịch vụ Reference Update Tư liệu dịch Kinh tế & Thương mại An ninh khu vực Các vấn đề toàn cầu Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin Chính trị, xã hội và văn hóa Mỹ

Tư liệu dịch: Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin

SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 3/2006

TƯƠNG LAI MỚI DO INTERNET MANG LẠI
Jeff Gralnick

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông và công nghệ mới trong thập kỷ qua vẫn chưa kết thúc. Rồi những công nghệ mới tới đây sẽ nằm trong tầm tay của bạn. Truyền hình qua điện thoại di động chính là bước đột phá mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trong tương lai nó có thể làm đảo lộn cả xã hội.
 
Geff Granck là một nhân viên truyền hình và phóng viên trực tuyến kỳ cựu đang làm việc với tư cách là tư vấn viên đặc biệt về lĩnh vực công nghệ truyền thông và Internet cho hãng tin NBC. Ông cũng là một giáo sư về phương tiện truyền thông mới của Đại học Báo chí Columbia.

Là một ngành công nghiệp, Internet phát triển nhờ các hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm “những công nghệ mới tiếp theo” và lại một lần nữa bước đột phá về khoa học kĩ thuật đã tạo ra nó. Sự bùng nổ của đường truyền băng thông rộng kết hợp với các công nghệ điện thoại mới đã đem lại cho chúng ta những chiếc điện thoại di động có khả năng chụp, truyền tải hình ảnh và đang trở thành một “trò chơi” cũng như trở thành “những nhân tố làm thay đổi thế giới”.

Các bạn có muốn tìm hiểu xem điện thoại video là gì không? Hãy cùng xem xét những thống kê dự báo sau đây:

  • Đến năm 2010, trên thế giới sẽ có khoảng hơn 1 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó 87% là điện thoại sẽ có khả năng chuyển tải hình ảnh.1
  • Đến năm 2010, sẽ có khoảng 288 tỉ hình ảnh (hình ảnh tĩnh và động) được truyền gửi qua mạng lưới điện thoại di động; con số này lớn hơn tổng số các hình ảnh được truyền gửi thông qua các thiết bị khác.2
  • Đến năm 2009, chỉ tính riêng ở Trung Quốc cũng sẽ có khoảng 116 triệu người sử dụng điện thoại truyền hình.3
  • Đến năm 2008, sẽ có khoảng 125 triệu người xem ti vi trực tuyến bằng điện thoại di động.4
  • Doanh số bán hàng của thiết bị xem phim trên máy tính cố định và máy tính xách tay đã tăng từ 900.000 năm 2000 lên 14,2 tỉ vào năm 2004. Dự kiến con số đó sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi trong vòng hai năm tới.5

Đó mới chỉ là khởi đầu. Thế hệ điện thoại di động thứ ba, được gọi là 3Gs đang dần thâm nhập vào mạng lưới truyền thông thế giới mà nơi xuất phát chính là từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là quê hương của công nghệ 3G và là nơi mà công nghệ này được phát triển nhanh chóng vì người ta luôn ý thức được rằng khả năng truy cập đường truyền băng thông rộng là mô hình kinh doanh cốt lõi trong ngành truyền thông trong tương lai. Không phải ngẫu nhiên mà khẩu hiệu của Công ty Truyền thông SK- công ty viễn thông hàng đầu của Hàn Quốc lại là “đường truyền băng thông rộng sẽ nằm trong bàn tay của bạn”.

Ở Hàn Quốc, nếu đặt câu hỏi là “Liệu người ta có dám vứt bỏ thế hệ điện thoại thứ hai (2G) còn khá mới và khá đắt đỏ để cập nhật thế hệ thứ ba (3G) hay không” thì dường như đa số câu trả lời sẽ là “Có” mà cụ thể là có khoảng 74% số người sử dụng công nghệ 2G đã chuyển sang 3G trong ba tháng đầu năm 2005. Trong khi đó ở châu Á và châu Âu, 3G vẫn còn là một khái niệm mới mẻ vừa du nhập, và công nghệ này cũng chỉ mới “đặt chân” đến Bắc Mỹ mà thôi. Ở các khu vực này, việc xây dựng hệ thống mạng Internet không dây tốc độ cao được tiến hành một cách chậm chạp và mới chỉ trong giai đoạn sơ khai.

Có nhiều bằng chứng cho thấy sức mua điện thoại di động truyền hình là rất “lớn” mặc dù số người sử dụng thiết bị thu phát cầm tay ở Mỹ mới chỉ vượt ngưỡng một triệu người. So sánh con số này với số người sử dụng Trung Quốc hay với con số 76 triệu người ở Ấn Độ thì mới thấy rõ ràng rằng Hoa Kỳ còn phải nỗ lực thật nhiều trong lĩnh vực này.

Điều đó góp phần thúc đẩy khả năng truy cập thông tin và các chương trình giải trí trong một thế giới không dây mà vẫn chưa được đề cập đến trong quan điểm của tôi kể từ khi một công ty rất nhỏ ở Nhật Bản có tên là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tokyo Tsushin Kygyo giới thiệu sản phẩm đài bán dẫn xách tay vào năm 1954. Bạn sẽ tự hỏi đó là công ty nào thế nhỉ? Đó chính là công ty Sony ngày nay.

Đài bán dẫn xách tay đã gần như thu trọn thế giới vào trong những chiếc túi nhỏ. Dù bạn ở đâu đi chăng nữa, bạn cũng có thể theo dõi tin tức và các chương trình giải trí. Và giờ đây bạn còn có thể liên hệ với cả thế giới bất kỳ khi nào bạn muốn. Đài di động chính là sự khích lệ đối với cái mà chúng ta vẫn thường biết đến ngày nay “đài tin tức” và nó đã trở thành một trong số 40 thiết bị hàng đầu để thưởng thức âm nhạc hàng ngày.

Cũng giống như những gì đài bán dẫn xách tay đã làm được trong lĩnh vực truyền thanh, điện thoại di động cũng đang tạo ra những bước tiến lớn trong lĩnh vực truyền hình về việc xem cũng như truyền gửi các tư liệu truyền hình đi nơi khác. Điều đó chắc chắn sẽ mãi mãi- vâng đúng là mãi mãi làm thay đổi cách thức giao tiếp của con người.

Sau đây hãy cùng xem xét những gì đạt được và một số chi tiết trong kế hoạch cho tương lai:

  • Tin tức truyền hình đang được truyền đi bằng điện thoại di động. Hai năm về trước, tập đoàn INT tại Luân Đôn đã công bố rằng họ đã đánh bại đối thủ cạnh tranh trong lần đưa tin về một đám cháy ở Luân Đôn dịch vụ đưa tin qua điện thoại di động. Tương tư như vậy, tại Chicago năm 2005, hãng WBBM cũng đã giành chiến thắng trong cuộc đua cung cấp thông tin qua mạng điện thoại di động. Và những sự kiện đó chính là “những sứ giả đưa tin” báo hiệu một phương thức truyền tin hoàn toàn mới của các phóng viên di động.
  • Mạng tin tức cáp truyền hình như CNBC, MSNBC, và Fox đã và đang triển khai hoạt động đưa tin trực tiếp qua mạng điện thoại di động tại Mỹ. Không lâu nữa sẽ xuất hiện các báo cáo được truyền gửi trực tiếp qua điện thoại di động.
  • Vậy còn những chương trình không phải là tin tức thì sao? Trong hội nghị về phương tiện truyền thông không dây mới diễn ra tại Los Angeles tháng 5 năm 2005, Lucy Hood, Phó Chủ tịch của tập đoàn điện thoại di động Newscoprp đã phác thảo một số kế hoạch ngắn hạn cho năm kênh truyền hình về việc truyền hình và phát thanh qua mạng điện thoại di động bao gồm các lĩnh vực tin tức, thể thao và giải trí.
  • Tương tự như vậy, tháng 2 năm 2006 tại hội nghị 3G diễn ra tại Bac-ce-lo-na, Richard Branson’s Virgin Mobile đã công bố một số kế hoạch để bắt đầu bán sản phẩm máy thu phát cầm tay có khả năng thu chương trình số hóa của tập đoàn BT chỉ với một cú nhấp chuột.

Sau khi khớp các dữ kiện trên lại và sau khi làm việc với người đàn ông thông minh có tài dự báo thì tôi có thể kết luận về thời điểm ông ta có thể dự đoán được xu hướng và sự kiện sắp xảy ra. Ông nói: “Vẫn còn khó khăn ở phía trước nhưng khó khăn ấy có thể vượt qua được”. Khó khăn đó không lớn nhưng luôn phải thận trọng khi đối mặt với nó. Đó chính là khó khăn mà điện thoại truyền hình phải đối mặt trước khi có thể phát triển nở rộ trong ngành công nghệ viễn thông. Thế giới sẽ thay đổi như thế nào trong thời đại điện thoại truyền hình? Sau đây là ý kiến của một vài chuyên gia:

Tại hội nghị Barcelona, khi hãng Virgin công bố kế hoạch của mình, Tổng Giám đốc tập đoàn T-Mobile, ngài Rene Obermann đã dự đoán rằng “trong tương lai, điện thoại di động sẽ trở thành công cụ hàng đầu mà người ta nghĩ đến khi muốn truy cập Internet”.

Sree Sreenivasan, Trưởng khoa Thiết bị Viễn thông mới của Đại học Columbia, nhà thuyết minh uy tín và lâu năm trên Internet đã dự báo rằng thế giới rồi sẽ bị choáng ngợp và bị đảo lộn khi mà con người có thể tiếp cận với những hình ảnh chúng ta chưa từng được biết đến”. Ông đã lập luận bằng cách nhắc lại thảm họa sập mái vòm sân bay Concorde ở Paris năm 2000. “Thay vì chỉ được xem một vài hình ảnh không rõ nét thì chúng ta lại có được những hình ảnh sắc nét truyền về từ hàng nghìn phóng viên-những người luôn túc trực và sẵn sàng rút điện thoại để chớp lấy các hình ảnh, sự kiện”. Chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ truyền tin trực tiếp được thực hiện bởi đội ngũ đông đảo các phóng viên - những người được trang bị không gì hơn ngoài những chiếc điện thoại di động có thể ghi âm và chụp hình.

Đó là khía cạnh thú vị mà công nghệ này mạng lại, tuy nhiên ngài Sreenivasan cũng chỉ ra khía cạnh hạn chế của sự phát triển đó. Ông dẫn chứng bằng cách chỉ ra trang web http://www.hollabacknycblogspot.com. Trang web này cho đăng những bức hình của rất nhiều người bị làm phiền, bị chụp lén và tung lên mạng. Ông nói: “Thử tưởng tượng xem những người đàn ông hay phụ nữ bị làm phiền đó có thể làm được điều gì để chống lại hiện tượng quấy rối, lăng mạ và thậm chí là đe dọa ấy khi mà những chiếc điện thoại có gắn camera có ở khắp mọi nơi?”

Thật đáng để suy nghĩ về vấn đề này

Adam Clayton Powell III, giám đốc của Trung tâm Mạng lưới Phương tiện Truyền thông thuộc Đại học Nam Califonia đã đưa ra dự án về một thế giới nơi mà điện thoại di động bắt đầu tạo ra cơ hội cho phép con người giao tiếp hòa nhập thực sự với nhau.

Ông đã nói với tôi rằng: “Rõ ràng mọi người muốn có một chiếc máy quay phim luôn ở bên mình. Và chắc chắn trong một vài năm tới thiết bị liên lạc trực tiếp (IM) kèm hình ảnh sẽ được gắn liền với những chiếc điện thoại di động với các chương trình như Chương trình Tin tức Buổi tối của NBC; khi ấy mọi người sẽ liên tục chuyển chương trình để vừa cùng tán gẫu với bạn bè vừa theo dõi các mẩu tin tức phát thanh, truyền hình. Trong thế giới hòa nhập đó, ông băn khoăn rằng “liệu những người sử dụng có còn được gọi là ‘khán giả’ và các chương trình họ xem có còn được gọi là ‘chương trình truyền hình’ nữa hay không?”

Thế giới đang tiến đến viễn cảnh tương lai đó nhanh như thế nào và làm sao chúng ta có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra ấy?

Reuben Abraham, nghiên cứu sinh đã theo học năm thứ sáu tại Đại học Columbia tại New York, người đã từng làm việc cho Viện Tin tức Viễn thông Columbia đã bị thuyết phục rằng nhờ hoạt động nghiên cứu tại Ấn Độ, ông đã tìm ra câu trả lời. Ông nói: “Tôi được chứng kiến cảnh các ngư dân ra biển mỗi ngày, họ xem và nghe tin tức qua điện thoại di động. Như vậy khi một công nghệ nào đó được sử dụng ở những lĩnh vực mà hầu như chúng ta không bao giờ ngờ tới thì khi ấy chúng ta biết rằng công nghệ đó đang bùng nổ.” 

Tôi cho rằng Abaraham còn nhận thấy một điều nữa, đó chính là sản phẩm phụ quan trọng nhất của công nghệ mới này – đấy là một ngôi làng toàn cầu đích thực với những tin tức được lan truyền một cách nhanh chóng. Một khi hàng loạt hợp đồng đặt hàng công nghệ 3G tốc độ cao lại là của các nước Châu Phi, thậm chí có cả quốc gia lạc hậu và bảo thủ Libya, và một khi mà những ngư dân Ấn Độ nghèo khó và thất học lại sở hữu điện thoại di động và nối mạng để nghe tin tức thì hẳn là có một điều gì đó kỳ diệu lắm đang diễn ra.

Thúc đẩy sự giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau trên thế giới có thể không phải là chủ ý của những người đã phát minh ra công nghệ 3G, tuy nhiên như là một “hệ quả không được dự trù”, chính công nghệ này lại đang biến “điều mới mẻ sắp đến” không phải là điều tồi tệ chút nào.

(1) Các Xu hướng Thông tin, tháng 1 năm 2006
(2) Các Xu hướng Thông tin, tháng 1 năm 2006
(3) W2Fpri, Nghiên cứu, 6/4/2005
(4) Hội nghị Trung tâm Phương tiện Truyền thông, tháng 5 năm 2005
(5) Nghiên cứu Truyền thông AccuStream, 2005
 
Các quan điểm nêu trong bài báo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ. 

lên đầu trang ^

Công cụ:

Printer_icon.gif In trang này



 

    Trang Web này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý.
    Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung và tính bảo mật thông tin của các trang Web khác được liên kết đến.


Đại sứ quán Hoa Kỳ