jump over navigation bar
Embassy SealBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Đại sứ quán Hoa Kỳ - Hanoi, Vietnam flag graphic
 
Thông tin cập nhật
 
  Trung tâm Thông tin Tư liệu Các dịch vụ của IRC Dịch vụ Reference Update Tư liệu dịch Kinh tế & Thương mại An ninh khu vực Các vấn đề toàn cầu Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin Chính trị, xã hội và văn hóa Mỹ Các chương trình trao đổi giáo dục Quan hệ Mỹ-Việt Góc Nghiên cứu Việt Nam-Hoa Kỳ Học tập ở Hoa Kỳ Cơ hội xin viện trợ/học bổng Các hoạt động dành cho công chúng

Tư liệu dịch: Kinh tế và thương mại

DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ: ĐẶT NỀN MÓNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2004

GIỚI THIỆU

Sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ là động năng chính cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập và xóa đói nghèo ở nhiều nước đang phát triển. Các doanh nghiệp này cũng có thể đặt nền móng cho các cộng đồng ổn định, cho xã hội dân sự và sự bình đẳng về giới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, dịch vụ công yếu kém, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp, và thiếu tiếp cận thị trường và nguồn tài chính chính thức là những cản trở chính để các doanh nghiệp nhỏ phát triển.

Ở Hoa Kỳ, các cơ quan phát triển đa phương và nhiều tổ chức viện trợ song phương đang cố gắng cải thiện tình trạng này thông qua việc xây dựng các chương trình mới nhằm giúp đỡ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ – các doanh nghiệp nhỏ mang tính địa phương có từ 10 nhân viên trở xuống – để các doanh nghiệp này có thể đóng góp vào những ngành kinh tế năng động và có tính cạnh tranh cao. Trong vòng 5 năm trở lại đây, mức tài trợ trung bình hàng năm của Hoa Kỳ cho những doanh nghiệp siêu nhỏ là khoảng 155 triệu đô-la. Sự hỗ trợ này được dành cho hơn 3,7 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ trên phạm vi toàn thế giới hoạt động trong những lĩnh vực như sản xuất hàng xuất khẩu như giầy dép, đồ gỗ nội thất, nông sản và các thực phẩm khác; cung cấp dịch vụ từ sửa chữa thiết bị đến công nghệ thông tin; tiếp thị nguyên vật liệu để bán cho các nhà sản xuất; và kinh doanh các mặt hàng tổng hợp. Khi các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất và chính thức tham gia vào nền kinh tế của nước họ, các doanh nghiệp đó đã tăng thêm sức mạnh cho những người nghèo trên thế giới, tạo ra thu nhập cao hơn và nhiều việc làm hơn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, và củng cố các xã hội dân chủ.

Tôi cảm thấy rất tự hào về vai trò chủ chốt của Hoa Kỳ trong việc khuyến khích các doanh nghiệp siêu nhỏ. Mục tiêu của Hoa Kỳ gồm có ba khía cạnh: nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho những người nghèo trên thế giới; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ kinh doanh nhằm khắc phục một cách cụ thể những trở ngại mà các doanh nghiệp nhỏ gặp phải; cải thiện môi trường kinh doanh thông qua những cải cách về quản lý, pháp luật và chính sách. Nỗ lực của chúng ta mang tính toàn cầu, từ Mali ở châu Phi và Jordan ở Trung Cận Đông, cho đến Azerbaijan ở châu Âu và Peru ở châu Mỹ Latinh. Thành công của chúng ta cũng sẽ mang tính toàn cầu, với sự đồng tâm hiệp lực của cộng đồng quốc tế. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ cùng với chúng tôi hành động để đạt được mục tiêu đó.

Trong số này của tạp chí Triển vọng Kinh tế, các bạn sẽ thấy ý kiến của các quan chức chủ chốt trong chính phủ và của những học giả hàng đầu trong lĩnh vực doanh nghiệp siêu nhỏ về sự tiếp cận với tài chính và sự phát triển doanh nghiệp cũng như những ý nghĩa về mặt xã hội của nó. Tôi tin rằng những vấn đề này quan trọng hơn bao giờ hết trong thế kỷ 21, bởi vì doanh nghiệp siêu nhỏ đem lại hi vọng và những công cụ cụ thể để những người nghèo nhất trên thế giới có cơ hội cải thiện cuộc sống của chính họ và thể hiện phẩm giá cơ bản của con người kiếm sống bằng chính lao động của bản thân.

Colin L. Powell
Ngoại trưởng Hoa Kỳ

lên đầu trang ^

Công cụ:

Printer_icon.gif In trang này



 

    Trang Web này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý.
    Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung và tính bảo mật thông tin của các trang Web khác được liên kết đến.


Đại sứ quán Hoa Kỳ