jump over navigation bar
Consulate SealBộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Tổng Lãnh Sự Quán Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ - Ho Chi Minh City, Vietnam flag graphic
Visa đến Hoa Kỳ
 
  Phòng Lãnh sự Bộ phận Thị thực Không Di dân Thông Tin Chung Các loại thị thực Không Di dân Thủ tục nộp đơn xin Thị thực Những câu hỏi thường gặp Liên hệ chúng tôi Bộ phận Thị thực Di dân Bộ phận Thông tin về Thi thực

Những câu hỏi thường gặp (FAQs)

- Thị thực Công tác/Du lịch/Chữa bệnh (B-1/B-2)

- Thị thực Du học (F-1, J-1, M-1)

Thị thực Công tác/Du lịch/Chữa bệnh

1. Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn.  Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những đơn xin cấp thị thực phải được đăng ký, thay đổi, hoặc huỷ trên mạng thông qua trang web của Lãnh sự quán (nhấp vào trang “Thủ tục nộp đơn xin thị thực” để được hướng dẫn). Sau khi đăng ký hẹn phỏng vấn, đương đơn có thể thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn vào bất kỳ thời gian nào thông qua trang web của chúng tôi. Trên trang đăng ký cuộc hẹn, chỉ cần nhấp vào thẻ “Thay đổi/Hủy cuộc hẹn”, nhập vào họ tên của đương đơn và số xác nhận ID chính thức (lưu ý: ID phân biệt chữ hoa thường (case-sensitive)).

2. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?

Có thể. Các viên chức Lãnh sự đều được đào tạo để phỏng vấn bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sắp xếp nhân viên địa phương phiên dịch cho các đương đơn.

3. Thân nhân hoặc luật sư đại diện của tôi có thể tham dự buổi phỏng vấn xin cấp thị thực của tôi hay không?

Theo thông lệ quốc tế, không một  bên thứ ba nào được phép tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực không di dân. 

4. Các đại lý dịch vụ thị thực có thể giúp tôi xin được thị thực hay không?

Không. Đương đơn đừng bao giờ trả tiền cho bất kỳ người nào cho rằng họ có thể giúp bạn có được thị thực. Đương đơn cũng không nên trả tiền làm giấy tờ giả mạo vì các viên chức Lãnh sự của chúng tôi được đào tạo những kỹ năng phát hiện giấy tờ giả.

5. “Những ràng buộc tại Việt Nam” được hiểu như thế nào?

“Những ràng buộc” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản. Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này.

6. Nếu như tôi có một lá thư từ một người có chức quyền bảo đảm việc quay trở về Việt Nam của tôi, tôi có được cấp thị thực hay không?

Một lá thư, kể cả từ người có chức quyền, không nhất thiết chứng minh được những ràng buộc của đương đơn bên ngoài phạm vi nước Mỹ. Luật pháp Mỹ yêu cầu mỗi đương đơn phải tự mình thuyết phục viên chức phỏng vấn bằng khả năng của chính mình.

7. Có tốt hơn nếu tôi che giấu việc tôi có bà con thân thuộc đang sinh sống tại Mỹ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh định cư, hoặc tôi đã bị từ chối cấp thị thực trước đây? Sẽ có hậu quả gì xảy ra nếu như tôi giấu giếm, khai báo sai lệch hoặc nộp giấy tờ giả mạo?

Việc khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi hiểu rằng rất nhiều đương đơn có gia đình, bà con đang sinh sống tại Mỹ, nhưng đương đơn chỉ muốn thăm viếng họ trong thời gian ngắn cũng như đương đơn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng chưa có ý định định cư tại Mỹ vào thời điểm này. Do đó, tốt nhất đương đơn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Khi viên chức phỏng vấn phát hiện đương đơn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch, đương đơn sẽ bị từ chối cấp thị thực và, trong một số trường hợp, đương đơn sẽ vĩnh viễn không được phép nhập cảnh vào Mỹ.

8. Nếu tôi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tôi có được cấp thị thực hay không? 

Không nhất thiết như vậy. Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) chắc chắn sẽ được coi như có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không di dân. . .

Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Mỹ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

9. Tại sao cuộc phỏng của tôi quá ngắn? Viên chức chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi và hầu như không xem đến các giấy tờ của tôi.

Trong một ngày làm việc điển hình, một viên chức Lãnh sự có thể phải phỏng vấn 80 đương đơn hoặc nhiều hơn, do đó mỗi đương đơn chỉ có thể được phỏng vấn trong một vài phút. Tuy nhiên, mẫu đơn xin thị thực của đương đơn, nếu được điền đầy đủ, đã bao gồm hầu hết các thông tin cần thiết để xét cấp thị thực. Viên chức Lãnh sự chỉ xem xét các giấy tờ bổ sung khi cần làm sáng tỏ hơn nữa hoàn cảnh của đương đơn.

10. Tôi có thể ở Mỹ được bao lâu đối với loại thị thực công tác hoặc du lịch (B1/B2)?

Thị thực được xem như giấy phép nhập cảnh vào Mỹ. Có sự khác nhau giữa hiệu lực của thị thực (tối đa là một năm đối với các đương đơn quốc tịch Việt Nam) và thời hạn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Ngày hết hạn của thị thực là ngày mà đương đơn phải nhập cảnh vào Mỹ. Viên chức Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ (DHS) tại cửa khẩu nhập cảnh, không phải viên chức Lãnh sự, sẽ quyết định thời gian đương đơn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ. Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ thường cho phép đương đơn ở lại Mỹ trong thời gian cần thiết để hoàn thành mục đích của chuyến đi.

Nếu đương đơn muốn gia hạn thời gian lưu trú tại Mỹ, đương đơn phải gửi đơn xin gia hạn đến văn phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với đương đơn nào ở lại Mỹ quá thời hạn cho phép. Việc “ở quá hạn” thậm chí chỉ trong một ngày cũng có thể gây ảnh hưởng rất xấu đến cơ hội được cấp thị thực trong tương lai.

11. Với thị thực công tác hoặc du lịch, tôi có thể làm gì ở Mỹ?

Thị thực du lịch là thị thực được cấp cho các đương đơn lưu trú tạm thời ở Mỹ với mục đích công tác hoặc du lịch. “Công tác” nói chung không bao gồm các công việc sinh lợi nhuận, nhưng bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại hợp pháp khác. Một đương đơn được cấp thị thực công tác có thể đến Mỹ để trao đổi với các hiệp hội thương mại, thương lượng ký kết hợp đồng, mua hàng hóa hay nguyên vật liệu, giải quyết vấn đề tài sản, làm nhân chứng trong một phiên tòa, tham dự các hội nghị chuyên ngành hoặc hội thảo, hay thực hiện các cuộc nghiên cứu độc lập. 

“Du lịch" bao gồm các hình thức tham quan, thăm bạn bè, thân nhân, chữa bệnh, tham dự các hội nghị, hội thảo, hoặc các hội kín hay các tổ chức xã hội, tham gia các buổi biểu diễn nghiệp dư không nhận thù lao ở các lĩnh vực âm nhạc, thể thao, và tham dự các sự kiện hay cuộc thi tương tự khác.

Tại cuộc phỏng vấn xin thị thực, đương đơn phải có khả năng giải thích thật rõ ràng lý do muốn đến Mỹ. Viên chức phỏng vấn sẽ dựa vào đó quyết định loại thị thực thích hợp cho mỗi đương đơn.

12. Tôi là công dân Việt Nam. Tôi có thể nộp đơn xin cấp thị thực không di dân tại Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán Mỹ ở nước khác được không?

Có thể. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích đương đơn xin cấp thị thực không di dân vào Mỹ tại một nước thứ ba như Thái Lan, Malaysia, v.v… bởi vì rất khó khăn cho các viên chức Lãnh sự ở những quốc gia này đánh giá được những ràng buộc của đương đơn đối với đất nước của họ và thường là các viên chức sẽ từ chối cấp thị thực và thông báo cho đương đơn nên nộp đơn tại quốc gia mà đương đơn đang cư trú.

13. Tôi kết hôn với một công dân Mỹ. Tôi có thể nộp đơn xin cấp thị thực du lịch đến Mỹ để thăm chồng/vợ tôi tại Lãnh sự quán Mỹ hay không?

Có thể. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho các đương đơn chứng minh cho viên chức phỏng vấn tin rằng đương đơn chỉ có ý định đến Mỹ trong thời gian ngắn, đây cũng chính là điều kiện cần để được cấp thị thực du lịch. Các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ khi xem xét các đơn xin cấp thị thực không di dân phải tuân theo tinh thần của điều luật và luôn cho rằng tất các đương đơn đều có ý định nhập cư vào Mỹ cho đến khi các đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Nếu đương đơn nào bày tỏ ý định sẽ định cư trong tương lai gần, điều đó sẽ vô cùng khó khăn cho đương đơn để chứng minh được rằng đương đơn sẽ không ở lại Mỹ sau khi nhận được thị thực du lịch. Hầu hết các đương không thể trình bày được “ý định kép” (có nghĩa là “vâng, tôi sẽ đi định cư, nhưng chưa phải tại thời điểm này), một lý do khiến đương đơn rất khó hội đủ điều kiện để được cấp thị thực du lịch.   

14. Đơn xin cấp thị thực của tôi bị từ chối. Tôi phải làm gì để xin cứu xét cho trường hợp bị từ chối cấp thị thực?

Theo các chuẩn mực toàn cầu, bất kỳ đơn xin cấp thị thực không di dân nào, một khi đã bị từ chối theo Điều khoản 214(b), sẽ không được xem xét hoặc cứu xét lại cho đến khi đương đơn đó xin tái phỏng vấn. Qui trình đúng cho việc xin cứu xét trường hợp thị thực bị từ chối là đương đơn phải xin tái phỏng vấn để một viên chức Lãnh sự khác xem xét lại đơn xin cấp thị thực của mình. Đương đơn phải đóng lại lệ phí xin cấp thị thực và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới. Xin lưu ý rằng chúng tôi luôn khuyến cáo các đương đơn đã hơn một lần bị từ chối gần đây KHÔNG nên nộp đơn tái phỏng vấn trừ phi hoàn cảnh của đương đơn có sự thay đổi đáng kể, nếu không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.
15. Hộ chiếu của tôi đã hết hạn, tuy nhiên thị thực được phép ra vào nước Mỹ nhiều lần vẫn còn giá trị và tôi đã có hộ chiếu mới. Vậy tôi có phải xin lại thị thực mới hay không?

Đương đơn không cần xin lại thị thực khác mà có thể mang theo hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới để đến Mỹ.

16. Tôi có thể mua vé máy bay trước khi thị thực được cấp?

Đương đơn không nên mua vé máy bay trước khi được cấp thị thực. Vui lòng không sắp xếp bất kỳ kế hoạch bắt buộc nào cho đến khi nhận được thị thực.

Thị thực Du học


1. Tôi có thể tìm thêm thông tin về cơ hội học tập tại Mỹ ở đâu?

Bộ phận Tư vấn Sinh viên thuộc Phòng Văn hoá Thông tin tại Tổng lãnh sự quán Mỹ có thể liên lạc theo số điện thoại: 84-8-3911 8092 hoặc email: advisorhcmc@iievn.org. Văn phòng này sẽ cung cấp cho đương đơn thông tin về cơ hội học tập tại Mỹ. Xin lưu ý rằng Bộ phận Tư vấn Sinh viên sẽ không thể trả lời những thắc mắc liên quan đến thị thực. Đương đơn nên liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ hcmcinfo@state.gov đối với các vấn đề về thị thực.

2. Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn.  Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những đơn xin cấp thị thực phải được đăng ký, thay đổi, hoặc huỷ trên mạng thông qua trang web của Lãnh sự quán (nhấp vào trang “Thủ tục nộp đơn xin thị thực” để được hướng dẫn). Sau khi đăng ký hẹn phỏng vấn, đương đơn có thể thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn vào bất kỳ thời gian nào thông qua trang web của chúng tôi. Trên trang đăng ký cuộc hẹn, chỉ cần nhấp vào thẻ “Thay đổi/Hủy cuộc hẹn” và nhập vào họ tên của đương đơn và số xác nhận ID chính thức (lưu ý: ID phân biệt chữ hoa thường (case-sensitive)).

3. Tôi nghe nói rằng việc xin cấp thị thực du học Mỹ rất khó? Điều này có đúng không?

Mỗi sinh viên phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du học Mỹ. Những điều kiện đó là:

1) Đương đơn phải là sinh viên nghiêm túc có ý định đi du học thực sự: Vì lẽ đương đơn nộp đơn xin thị thực du học, do đó mục đích đương đơn đến Mỹ phải là để học tập. Viên chức Lãnh sự hy vọng rằng đương đơn có thể trả lời những câu hỏi căn bản về trường mà đương đơn sẽ theo học, những khoá học mà đương đơn dự định học, những kế hoạch khi trở về Việt Nam, lý do chọn trường học tại Mỹ, v.v.

2) Đương đơn phải có đủ nguồn tài chính: Đương đơn phải cho viên chức Lãnh sự thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian theo học tại Mỹ. Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính: học bổng, học bổng nghiên cứu sinh, thư hỗ trợ tài chính của trường đương đơn theo học, giấy tờ kinh doanh của gia đình, biên lai thuế hoặc giấy tờ bất động sản, và thư xác nhận tiền gửi ngân hàng. 3) Đương đơn phải trình bày được ý định quay trở về Việt Nam: Khi nộp đơn xin thị thực du học, chúng tôi hiểu rằng đương đơn xin phép vào Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành khoá học. Sau khi hoàn thành khoá học, đương đơn phải quay trở về Việt Nam.

4. Tôi có thân nhân đang định cư tại Mỹ. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp thị thực du học của tôi hay không?

Không. Mọi đương đơn xin thị thực đều phải khai báo họ có thân nhân ở Mỹ hay không. Viên chức Lãnh sự hiểu rằng việc có thân nhân sinh sống ở nước ngoài là điều bình thường đối với các đương đơn, đặc biệt là đối với người miền Nam. Việc đương đơn ở cùng với thân nhân cũng có thể được chấp nhận. Đương đơn nên khai báo trung thực về hoàn cảnh gia đình. Chúng tôi sẽ không cấp thị thực nếu chúng tôi nghĩ rằng đương đơn xin thị thực chỉ để đoàn tụ với gia đình tại Mỹ.

5. Thân nhân của tôi ở Mỹ mở hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi đi định cư. Vậy tôi còn có khả năng được cấp thị thực du học hay không?

Có thể; tuy nhiên, những sinh viên đã từng xin thị thực định cư sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khoá học. Đôi khi, đương đơn có thể trình bày ý định kép -- có nghĩa là, trước mắt đương đơn chỉ đi trong một thời gian ngắn, nhưng sau này có thể sẽ có ý muốn định cư tại Mỹ. Mỗi trường hợp mỗi khác nhau – tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho tất cả các đương đơn là hãy thành thật về hoàn cảnh gia đình của mình và giải thích thật rõ ràng cho viên chức Lãnh sự kế hoạch công việc sau khi đương đơn hoàn thành khoá học ở Mỹ.

6. Các đại lý dịch vụ thị thực có thể giúp tôi xin được thị thực hay không?

Không. Đương đơn đừng bao giờ trả tiền cho bất kỳ người nào cho rằng họ có thể giúp bạn có được thị thực. Đương đơn cũng không nên trả tiền làm giấy tờ giả mạo vì các viên chức Lãnh sự của chúng tôi được đào tạo những kỹ năng phát hiện giấy tờ giả.

7. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?

Có thể. Các viên chức Lãnh sự đều học tiếng Việt và sẽ có nhân viên địa phương phiên dịch trong trường hợp cần thiết.

8. Làm thế nào để đóng phí SEVIS?

Để biết thêm thông tin về thủ tục đóng phí SEVIS, vui lòng truy cập trang web của Sở Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (USICE) tại địa chỉ http://www.ice.gov/sevis

9. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ, tôi có được cấp thị thực du học không?

Nhiều đương đơn xin thị thực du học thường cảm thấy mơ hồ khi không được cấp thị thực sau khi đã trình mẫu đơn I-20 của trường học tại Mỹ và những thông tin khác. Theo điều luật của Mỹ, tất cả các đương đơn xin thị thực không di dân phải đưa ra những chứng cứ để thuyết phục viên chức Lãnh sự tin rằng đương đơn sẽ rời khỏi Mỹ trước khi thời gian lưu trú cho phép hết hạn.

Đối với thị thực du học, đương đơn có thể dự định ở lại Mỹ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để theo đuổi khóa học. Do đó, viên chức Lãnh sự phải xem xét hoàn cảnh tổng thể của đương đơn trước khi quyết định cấp thị thực.

Sinh viên có thể bị từ chối cấp thị thực du học nếu viên chức phỏng vấn phát hiện rằng mục đích chủ yếu của đương đơn khi đến Mỹ không phải để học tập, mà chỉ muốn cư trú vô thời hạn tại Mỹ. Do đó, việc một trường học hay một chương trình nào đó chấp nhận sinh viên vào học và cấp I-20 chỉ là một yếu tố phải được xem xét trong quá trình xét cấp thị thực.

10. Với thị thực du học, tôi có thể được lưu trú tại Mỹ trong bao lâu?

Khi nhập cảnh vào Mỹ theo diện thị thực du học, đương đơn thường được phép lưu trú tại Mỹ trong suốt thời gian theo học. Điều này có nghĩa là đương đơn có thể ở lại Mỹ với điều kiện đương đơn vẫn còn là sinh viên toàn thời gian, cho dù thị thực du học (F1) trong hộ chiếu đã hết hạn trong lúc đương đơn vẫn còn đang ở Mỹ.

11. Tôi mới bị từ chối cấp thị thực du học theo điều khoản 214(b) của Luật Di trú Mỹ. Điều này có nghĩa là gì? Liệu tôi có thể nộp đơn lại hay không?

Thông thường, đương đơn xin thị thực du học thường bị từ chối vì một trong những lý do sau: (a) đương đơn không thuyết phục được viên chức việc đương đơn thực sự có ý định học tập tại Mỹ hoặc đương đơn có khả năng học tốt ở Mỹ; (b) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự việc đương đơn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học; (c) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự rằng đương đơn có ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khoá học tại Mỹ. Đương đơn có thể xin tái phỏng vấn bất kỳ lúc nào, tuy nhiên đương đơn nên xem xét thật kỹ hồ sơ của mình trước khi tái phỏng vấn. Khi phỏng vấn lại, đương đơn phải chuẩn bị giải thích thật rõ ràng (a) kế hoạch học tập; (b) tình hình tài chính; (c) kế hoạch làm việc sau khi hoàn tất khoá học tại Mỹ.

12. Tôi sẽ về thăm gia đình. Thị thực du học của tôi được phép ra vào nước Mỹ nhiều lần vẫn còn hiệu lực, nhưng tôi đã chuyển sang một trường khác. Để trở lại Mỹ tiếp tục khoá học, tôi có cần phải xin cấp thị thực du học mới trong khi thị thực du học cũ của tôi vẫn còn hiệu lực?

Cho dù đương đơn đã chuyển trường, đương đơn vẫn có thể tiếp tục đi du lịch với thị thực du học hiện tại, với điều kiện thị thực này vẫn còn hiệu lực và đương đơn không được nghỉ học nhiều hơn 5 tháng. Tại cửa khẩu nhập cảnh vào Mỹ, đương đơn nên chuẩn bị sẵn mẫu đơn I-20 của trường mà đương đơn đang theo học để trình cho viên chức cửa khẩu.

trở về đầu trang ^

Trang Công Cụ:

Printer_icon.gif Trang in



 

    Trang web này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý.
    Chúng tôi sẽ không trách nhiệm về việc bảo mật thông tin cá nhân cũng như nội dung của các trang web khác được liên kết đến.


Tổng Lãnh Sự Quán Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ